Vũ Công Chiến

Vũ Công Chiến

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam nói nước này đã chủ động tự sản xuất vũ khí để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, bao gồm cả “vũ khí chiến lược mang thương hiệu quốc gia”. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc xung đột trên thế giới dường như đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp vũ khí cho đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào Nga.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam nói nước này đã chủ động tự sản xuất vũ khí để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, bao gồm cả “vũ khí chiến lược mang thương hiệu quốc gia”. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc xung đột trên thế giới dường như đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp vũ khí cho đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào Nga.

Tập trung nghiên cứu, sản xuất thành công các chủng loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, khí tài hiện đại, chiến lược

Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy nêu rõ: Chúng ta chủ trương xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại.

Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi Công nghiệp quốc phòng phải đi trước một bước, phải có đủ năng lực nghiên cứu, sản xuất được vũ khí, thiết bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội.

Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy cho biết: Bộ Quốc phòng đã chủ trì soạn thảo dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; dự luật này sẽ được Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV xem xét thông qua.

Đây là hành lang pháp lý mở lối cho ngành Công nghiệp quốc phòng phát triển; là cơ sở để công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất quốc phòng có bước phát triển mới vững chắc, tiến tới làm chủ nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến; chế tạo các sản phẩm vũ khí, thiết bị kỹ thuật mới, công nghệ cao, tính năng hiện đại, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại.

Theo Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy: Thực hiện nội dung này, trước mắt, tập trung hoàn thành các chương trình, dự án khoa học, công nghệ trọng điểm được Bộ Quốc phòng giao.

Phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, rà soát nhu cầu sử dụng, cải tiến, sửa chữa vũ khí, thiết bị kỹ thuật của các đơn vị trong toàn quân, đề xuất mở mới các chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp.

Làm chủ thiết kế, công nghệ nền, công nghệ lõi, tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm Công nghiệp quốc phòng; phát triển những lĩnh vực mũi nhọn (cơ khí chế tạo, luyện kim đặc biệt, vật liệu mới, điện tử viễn thông...).

Cùng với đó, xây dựng kế hoạch, chiến lược nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bám sát định hướng của cấp trên, gắn với chức năng, nhiệm vụ nhằm phát huy tối đa năng lực, thế mạnh của từng đơn vị.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ nghiên cứu để xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

Mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với các tổ chức trong nước và quốc tế, nhất là trên các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao; ưu tiên hợp tác với các đối tác chiến lược.

Gắn hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ với các chương trình, dự án phục vụ phát triển Công nghiệp quốc phòng, an ninh; thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới, làm chủ và phát triển các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quốc phòng...

Đại tá Dương Văn Yên trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh QĐND

Thông tin trên được Đại tá Dương Văn Yên, Phó chủ nhiệm Tổng cục CNQP nhấn mạnh tại Hội thảo “Hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam và các nước” diễn ra ngày 9/12 trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

Các cơ sở công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Giới thiệu với các đại biểu quốc tế về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại tá Dương Văn Yên cho biết, công nghiệp quốc phòng Việt Nam được ra đời ngay sau khi nước Việt Nam giành được độc lập năm 1945.

Trải qua gần 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đồng hành cùng mọi thắng lợi của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đang lớn mạnh không ngừng.

Bắt đầu với các xưởng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật và đến nay đã hình thành được một hệ thống thống nhất các cơ sở nghiên cứu, sản xuất trải dài trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Hầu hết các cơ sở công nghiệp quốc phòng Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước, giao cho Bộ Quốc phòng Việt Nam quản lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong đó, Tổng cục công nghiệp quốc phòng là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ, Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý về công nghiệp quốc phòng trên phạm vi cả nước; đồng thời, quản lý, chỉ đạo các công ty sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị trực thuộc.

Đại tá Dương Văn Yên nhấn mạnh, hiện nay, năng lực của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực.

Chủ trương của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng là đa phương hóa, đa dạng hóa các kênh hợp tác, mua sắm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài về sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của các lực lượng vũ trang.

Nhiều sản phẩm được sản xuất thành công từ kết quả hợp tác chuyển giao công nghệ hay hợp tác nghiên cứu, sản xuất với các nước như súng, tàu quân sự, ngòi đạn, thuốc phóng, thuốc nổ... Đồng thời, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm quốc phòng do Việt Nam sản xuất.

Chia sẻ về định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong thời gian tới, Đại tá Dương Văn Yên nhấn mạnh, Việt Nam chủ động thực hiện phương thức hợp tác quốc tế đa dạng, linh hoạt, đồng bộ cả về chiều rộng và chiều sâu: Chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nghiên cứu phát triển mẫu vũ khí mới, hợp tác về đào tạo nhân lực, phát triển thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm quân sự, lưỡng dụng và sản phẩm kinh tế; tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong phân công chuyên môn hoá sản xuất trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng...

Tiến tới làm chủ nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới cho lục quân, hải quân, không quân

Thành tựu mà ngành Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đạt được có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động trong các cơ sở Công nghiệp quốc phòng (phần lớn cơ sở nòng cốt do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý).

Với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và năng lực dây chuyền công nghệ hiện có, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng có nhiều thuận lợi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ khâu tổ chức nghiên cứu, chế thử đến triển khai sản xuất loạt sản phẩm.

Hơn nữa, sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ với sản xuất quốc phòng là nét đặc trưng riêng có của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng so với các đơn vị khác trong toàn quân.

Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy cho biết: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo vũ khí, trang bị kỹ thuật cho sư đoàn bộ binh; đáp ứng một phần vũ khí, trang bị kỹ thuật cho Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Tăng thiết giáp.

Bước đầu nghiên cứu, sản xuất được một số vũ khí, trang bị kỹ thuật cho Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân và đang xây dựng tiềm lực kỹ thuật, công nghệ tiến tới làm chủ nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới cho lục quân, hải quân, không quân.

10 năm qua, tỷ lệ sản phẩm của các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn đạt khoảng 85%.

Trong đó, chưa đến 20% sản phẩm nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa về công nghệ của hầu hết sản phẩm đều đạt trên 80%, nhiều sản phẩm đạt trên 90%.

Theo Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy: Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất quốc phòng, như: Số lượng sản phẩm của đề tài đã nghiên cứu, chế thử thành công được đưa vào sản xuất loạt “0” chưa nhiều, nhất là các loại vật tư kỹ thuật cho các quân chủng, binh chủng.

Một số dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất các sản phẩm quốc phòng đòi hỏi độ chính xác, hàm lượng khoa học cao; sự gắn kết giữa viện nghiên cứu với đơn vị sản xuất trong nghiên cứu, chế thử sản phẩm chưa chặt chẽ.

Nguồn lực tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ còn hạn chế; chưa có nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu cơ bản, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ứng dụng; cơ chế quản lý và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ còn bất cập...