Trường Đại học Hà Nội - Hanoi University
Trường Đại học Hà Nội - Hanoi University
Chương trình giáo dục mới đã có sự thay đổi về mục tiêu của nền giáo dục từ việc chú trọng truyền thụ kiến thức sang định hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Do đó, các tiêu chí dùng để đánh giá học sinh đã có sự thay đổi theo hướng toàn diện hơn.
Cụ thể, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 13 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27, tiêu chí dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu:
Một trong những tiêu chí dùng để đánh giá học sinh tiêu biểu đó là kết quả giáo dục. Việc đánh giá kết quả giáo dục này sẽ do giáo viên chủ nhiệm thực hiện dựa vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá học tập của từng môn học, hoạt động giáo dục cùng với đó là từng phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.
Trong đó, những phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Những năng lực cốt lõi được chia thành hai loại gồm: những năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác…) và những năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, thẩm mỹ, thể chất…).
Để đạt được danh hiệu học sinh tiêu biểu, học sinh phải đạt được kết quả giáo dục ở mức hoàn thành tốt. Đây là một trong bốn mức đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.
Theo đó, mức hoàn thành tốt theo điểm a khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27 chỉ rõ:
Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên
Như vậy, để đạt được kết quả giáo dục hoàn thành tốt, học sinh không chỉ phải đạt được kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục ở mức tốt; đạt được điểm 7 trở lên ở các môn học trong bài kiểm tra cuối năm mà tất cả các phẩm chất, năng lực như đã nêu ở trên cũng phải xếp ở mức Tốt.
Cùng với việc đạt được kết quả giáo dục hoàn thành tốt, học sinh đồng thời phải có thành tích xuất sắc trong ít nhất một môn học thì mới có khả năng đạt được danh hiệu Học sinh tiêu biểu. Cụ thể, ở một trong các môn học như Tiếng việt, Toán, Ngoại ngữ… học sinh phải đạt được điểm 9 trở lên trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm học.
Dù học sinh không đạt được thành tích xuất sắc trong ít nhất một môn học nhưng nếu như học sinh đó có sự tiến bộ rõ rệt ở ít nhất một phẩm chất, năng lực thì giáo viên chủ nhiệm vẫn ghi nhận và xem xét đánh giá danh hiệu Học sinh tiêu biểu.
Mã nhóm ngành/Mã ngành:
Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp : %
Chỉ tiêu theo phương thức khác: 30
Học phí : Theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.
Tổ hợp xét tuyển Toán, Vật lí, Hóa họcToán, Vật lí, Tiếng AnhToán, Hóa học, Sinh họcNgữ văn, Toán, Tiếng Anh
Năm 2021, Trường Đại học Giáo dục tiếp tục tuyển sinh theo nhóm ngành. Sinh viên sẽ được phân ngành sau khi kết thúc năm học thứ nhất khi đảm bảo các điều kiện quy định. Chi tiết về hướng dẫn, nguyên tắc, điều kiện và cách thức phân ngành, sinh viên xem tại: http://education.vnu.edu.vn/
Nhóm ngành Sư phạm Toán và khoa học tự nhiên (Mã nhóm ngành GD1) gồm 05 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lí; Sư phạm Hoá học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học tự nhiên.
Mỗi quốc gia, dân tộc, châu lục có nền văn hoá riêng, khác biệt, có thể xem đó là bản sắc hay là sắc thái riêng. Chính điều đó đã tạo nên “bức tranh văn hoá” nhân loại vô cùng phong phú, đa sắc màu. Văn hoá phương Tây có điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều khác biệt so với văn hoá phương Đông, do sự khác biệt về những điều kiện xã hội - lịch sử sáng tạo ra nó. Thực tế cho thấy, trong mỗi nền văn hóa ở từng quốc gia, dân tộc có sự tồn tại đan xen những giá trị tiến bộ, tích cực với lạc hậu, tiêu cực, phản văn hóa và văn hóa phương Tây không phải ngoại lệ. Có nhà nghiên cứu từng đề cập đến sự tương phản, xung đột văn hóa Đông - Tây trước bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời đề xuất biện pháp nhuốm màu tiêu cực, nghĩa là kỳ thị, chối bỏ văn hóa ngoại lai, trong đó có văn hóa phương Tây.
Văn hoá không phải là một thực thể khô cứng, bất biến, trái lại nó rất sống động và có sức lan tỏa rộng rãi. Giữa các nền văn hoá luôn có sự giao thoa, tiếp biến, nhưng rất dễ xung đột với nhau do những bất đồng, khác biệt, thậm chí dị biệt. Trước đây, các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây bởi quá trình xâm lược, thống trị của thực dân, đế quốc phương Tây. Dã tâm đồng hoá văn hoá bản địa là mục tiêu không thể chối bỏ của thực dân, đế quốc. Vì vậy, đồng thời với quá trình thống trị về mặt chính trị, vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột sức lao động, thì thực dân, đế quốc còn tìm mọi cách nô dịch về tinh thần, truyền bá tư tưởng, áp đặt giá trị văn hoá phương Tây; biến các nước thuộc địa trở thành bản sao văn hoá của phương Tây. Phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ - Latinh mà Việt Nam là tấm gương sáng đã chấm dứt ách đô hộ của thực dân, đế quốc, mở ra triển vọng to lớn để xây dựng, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống.
Hiện nay, các nước phương Tây không từ bỏ tham vọng phổ quát những giá trị văn hoá trên toàn cầu. Văn hoá phương Tây tìm mọi cách du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường và cách thức khác nhau. Đó là: Thông qua các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội họa, văn học; thông qua sách, báo, tạp chí; thông qua mạng Internet (rất phổ biến hiện nay); thông qua giao lưu văn hoá, hợp tác kinh tế và khoa học - công nghệ; thông qua việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên Việt Nam ở các nước phương Tây; thông qua con đường du lịch của khách phương Tây vào Việt Nam v..v. Như vậy, hàng ngày, hàng giờ văn hoá phương Tây du nhập, thẩm thấu, tác động đa chiều đến con người và xã hội Việt Nam. Không thể phủ nhận là cùng với tác động tích cực, thì tác động tiêu cực đối với thanh, thiếu niên không hề nhỏ, đó là: Sùng bái những giá trị vật chất và tinh thần của phương Tây, xem đồng tiền như “Bái vật giáo”, quay lưng với những giá trị và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; tôn thờ lối sống vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân, cái tôi lấn lướt các giá trị cộng đồng, tập thể; thực dụng, chạy theo cám dỗ vật chất, đồng tiền; vì lợi nhuận, vì tiền, vì dục vọng cá nhân sẵn sàng gây hại, tước đoạt mạng sống người khác; sa đọa về đạo đức, tha hoá về nhân cách; tình trạng sống thử trước hôn nhân có chiều hướng gia tăng; mờ nhạt, xem nhẹ lý tưởng cách mạng... Khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay có một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên bị tác động tiêu cực của văn hoá phương Tây, nên có nhận thức và hành động sai trái, phản cảm, gây mối lo ngại sâu sắc trong toàn xã hội.
Để hạn chế, đẩy lùi tác động tiêu cực của văn hoá phương Tây đến thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục bản sắc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đối với thanh, thiếu niên
Các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường cần chú trọng, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục bản sắc, truyền thống văn hoá đặc sắc, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cho thanh, thiếu niên. Giúp họ có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về giá trị văn hoá dân tộc, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, xây dựng phẩm chất đạo đức và nhân cách con người Việt Nam sống có lý tưởng, có hoài bão, cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bằng nhiều con đường để tuyên truyền, giáo dục bản sắc, giá trị truyền thống văn hoá dân tộc cho thanh, thiếu niên, cụ thể: Tăng thêm chương trình, nội dung giảng dạy văn hóa dân tộc trong các nhà trường, các cấp học, bậc học để trang bị tri thức văn hóa, định hướng giá trị thẩm mỹ; thông qua các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, hội họa, kiến trúc, âm nhạc, văn học; thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, sách, báo, tạp chí, truyền hình, Internet, du lịch để giới thiệu về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cần chú trọng giới thiệu cả văn hoá vật thể và phi vật thể đối với thanh, thiếu niên. Hình thức tuyên truyền, giáo dục về văn hoá phong phú, đa dạng, phù hợp với tuổi trẻ; tăng cường tuyên truyền, giáo dục trực quan sinh động.
Hai là, xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá, nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ hoạt động
Chú trọng xây dựng các thiết chế văn hoá ở các địa phương, trường học, khu công nghiệp, nông, lâm trường để thu hút các hoạt động của giới trẻ sau thời gian học tập, lao động như: Cung Văn hoá (Nhà Văn hoá), khu thể thao đa năng, sân vận động, trường (viện) nghệ thuật văn hoá dân gian, công viên văn hoá, nhà bảo tàng văn hoá, nhà truyền thống, các câu lạc bộ, địa điểm du lịch sinh thái, lịch sử, các khu vui chơi giải trí có nhiều trò chơi dân gian nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và sân chơi hữu ích cho thanh, thiếu niên.
Ba là, tổ chức đa dạng các hoạt động văn hoá để thế hệ trẻ được tham gia sáng tạo và thụ hưởng những giá trị tốt đẹp
Khôi phục và tổ chức chặt chẽ, có chất lượng, hiệu quả các lễ hội dân gian tốt đẹp ở nhiều vùng, miền, địa phương; tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật dân tộc. Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền trong cả nước và nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hoá như: Thi người đẹp; thi tiếng hát, vũ điệu dân gian, nhạc cụ dân tộc; hội diễn sân khấu dân tộc; thi ẩm thực, thi đấu các môn thể thao.., nhằm thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tham gia để chọn lọc được những tài năng thực sự, đồng thời giúp họ thụ hưởng những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc.
Bốn là, tiếp biến những giá trị văn hoá phương Tây phù hợp với truyền thống và đạo lý Việt Nam, đồng thời tích cực đấu tranh bài trừ những tiêu cực, xấu độc
Những giá trị văn hoá tiến bộ, tích cực của phương Tây phù hợp với truyền thống, đạo lý của người Việt Nam, không xung đột với văn hoá bản địa cần được tiếp thu và cải biến, bổ sung, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Không nên có nhận thức và hành động sai lệch, phiến diện dẫn tới phủ nhận, chối bỏ tất cả giá trị văn hoá phương Tây, cho rằng văn hoá phương Tây chỉ một màu đen, tiêu cực, xấu độc. Hoặc tuyệt đối hoá mặt tích cực mà không nhận thấy mặt tiêu cực, khác biệt, dị biệt của văn hoá phương Tây. Các cơ quan quản lý văn hóa, các tổ chức quần chúng (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn…), các nhà khoa học, nhà giáo dục cần tích cực, chủ động phát hiện, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục giúp thanh, thiếu niên nhận rõ mặt trái và tác động tiêu cực của văn hóa phương Tây; kiên quyết đấu tranh phê phán, bài trừ những tiêu cực, xấu độc đi ngược với bản sắc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Văn hoá thuộc về con người, xã hội loài người, do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử sinh tồn. Sự tác động của văn hoá phương Tây đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là một thực tế không thể phủ nhận. Đối với nước ta, văn hoá phương Tây tác động mạnh mẽ, đa chiều cả tích cực và tiêu cực đến thế hệ trẻ; tác động tiêu cực đã và đang làm tha hoá một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên, người chủ tương lai của nước nhà. Đây là vấn đề rất hệ trọng, không thể xem nhẹ, lảng tránh mà đòi hỏi trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Tiến hành đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi tác động tiêu cực của văn hoá phương Tây đến thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
(1). Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, HN, năm 2000, Tr. 431.
Bài viết Công thức tính điện năng tiêu thụ hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức - Đơn vị đo, Mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính điện năng tiêu thụ Vật lý 11
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.
- Công thức tính điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch: A = U.|q| = U.I.t Trong đó: + A là điện năng tiêu thụ, cũng là công của dòng điện, có đơn vị là Jun (J); + U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, có đơn vị là vôn (V); + q là điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch, có đơn vị là Cu lông (C); + I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch, có đơn vị là ampe (A); + t là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch, có đơn vị là giây (s). - Điện năng tiêu thụ của một thiết bị điện được tính bằng công thức:
+ A là điện năng tiêu thụ, cũng là công của dòng điện, có đơn vị là Jun (J); + P là công suất của thiết bị điện đó, có đơn vị là oát (W); + t là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch, có đơn vị là giây (s). - Đơn vị đo điện năng tiêu thụ là Jun, kí hiệu là J.
Để đo điện năng tiêu thụ, người ta sử dụng công tơ điện. Công thức tính điện năng tiêu thụ hay nhất Ngoài đơn vị Jun, người ta còn sử dụng đơn vị kilô oat giờ, kí hiệu kWh. Đổi đơn vị như sau: 1kWh = 1.103 ( Công thức tính điện năng tiêu thụ hay nhất ).3600 (s) = 3,6.106 J Trong biểu thức tính điện năng tiêu thụ, điện lượng q được xác định bởi công thức q = I.t Từ công thức điện năng tiêu thụ, ta có thể suy ra công thức xác định các đại lượng hiệu điện thế hai đầu mạch, điện lượng dịch chuyển qua mạch, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch, thời gian dòng điện chạy qua mạch: Trong đó: + A là điện năng tiêu thụ, cũng là công của dòng điện, có đơn vị là Jun (J); + U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, có đơn vị là vôn (V); + q là điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch, có đơn vị là Cu lông (C); + I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch, có đơn vị là ampe (A); + t là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch, có đơn vị là giây (s).
Bài 1: Cho dòng điện có cường độ 1 A chạy qua một bóng đèn 6V - 6W thì thấy bóng đèn sáng bình thường. Tính điện năng tiêu thụ khi thắp sáng bóng đèn trong thời gian 30 phút. Bài giải: Bóng đèn sáng bình thường khi cường độ dòng điện chạy qua đèn và hiệu điện thế hai đầu bóng đèn lần lượt bằng giá trị cường độ dòng điện định mức và hiệu điện thế định mức. Điện năng tiêu thụ khi thắp sáng bóng đèn này trong thời gian 30 phút là A = U.I.t = 6.6.30.60 = 64800 (J) Bài 2: Sử dụng một ấm điện để đun sôi 2 lít nước, ấm tiêu thụ một lượng điện năng 0,15 kWh. Biết cường độ dòng điện chạy qua ấm là 1,4 A và hiệu điện thế hai đầu ấm là 220V. Hãy tính thời gian đun nước. Bài giải: Đổi 1,5 kWh = 0,54.106 J Áp dụng công thức tính điện năng tiêu thụ:
Để lấy lại mật khẩu, hãy cung cấp tên đăng nhập hay thư điện của bạn vào bên dưới. Nếu bạn được tìm thấy trong CSDL, một thư điện sẽ được gửi đến bạn, cùng với những hướng dẫn về cách tái truy cập.
Hồ sơ nhập học của tân sinh viên không thể thiếu bản sơ yếu lý lịch, cách viết lý lịch học sinh, sinh viên như thế nào cho đúng, chính xác, TS.HUST.EDU.VN hướng dẫn bạn cách điền chi tiết như dưới đây.
Hồ sơ học sinh, sinh viên thí sinh có thể mua tại các hiệu sách hoặc (tải về mẫu sơ yếu lý lịch (bản PDF) hoặc mẫu sơ yếu lí lịch (bản Word)(*) Lưu ý:
- Nếu tải bản PDF, bạn in ra và điền, xin xác nhận; nếu tải bản Word, bạn gõ vào file và in ra ký, xin xác nhận.
- Có thể in 1 mặt hoặc 2 mặt tùy ý, miễn là đầy đủ 4 trang thông tin
Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên sẽ có 4 trang, thí sinh cần điền đầy đủ các thông tin gồm có:
TRANG 1: BÌA NGOÀI - LÝ LỊCH HỌC SINH SINH VIÊN
Trang 2: Phần bản thân học sinh, sinh viên
- Thí sinh dán ảnh 4x6 (ảnh chụp mới đây không quá 3 tháng) vào góc bên trái, bạn in ảnh rõ nét để dán vào bản đã in ra, đóng dấu giáp lai vào ảnh khi đi xin xác nhận tại xã/phường. (Dùng bản PDF hay Word đều phải in ra và dán ảnh)
- Họ và tên: Viết IN HOA có dấu
- Ngày tháng và năm sinh: điền 2 số cuối ngày tháng năm sinh của mình vào 6 ô trống bên cạnh.
- Dân tộc: Nếu thí sinh là dân tộc Kinh thì điền 1 vào ô trống, dân tộc khác điền 0.
- Tôn giáo: Thuộc tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, không thuộc tôn giáo nào thì ghi không, không được để trống
- Thành phần xuất thân: Nếu là công nhân viên chức ghi 1, nông dân ghi 2, Khác ghi 3 vào ô trống bên cạnh.
- Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi thuộc đối tượng nào thì điền đối tượng đó, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.
- Ký hiệu trường: Viết mã trường mà mình chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh. Ví dụ bạn nhập học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì điền BKA
- Số báo danh: Là số báo danh của bạn dự thi trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua
- Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN: Là phần ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của sinh viên. Trong đó, sinh viên phải ghi rõ xếp loại học tập và xếp loại hạnh kiểm của mình. Đối với phần yêu cầu ghi xếp loại tốt nghiệp thì bạn bỏ qua vì từ năm 2016, Bộ GD – ĐT đã quyết định bỏ xếp loại tốt nghiệp.
- Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình
- Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa thì để trống
- Khen thưởng, kỷ luật: Ghi thông tin được khen thưởng của mình, nếu không có ghi không
- Giới tính: Nếu nam thì điền 0, nữ điền 1
- Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ như ở sổ hộ khẩu gia đình của mình. Trong đó ghi rõ số nhà, thôn, xóm, xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
- Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Thí sinh thuộc khu vực nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 2NT, 3
- Ngành học: Ngành mà bạn đỗ vào trường, trong đó bạn cần phải viết rõ tên ngành ra và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh.
- Điểm thi tuyển sinh: (*) Lưu ý: Tổng điểm là điểm 3 môn thuộc tổ hợp trúng tuyển, không nhân hệ số. Tức kể cả bạn có môn chính nhân đôi vẫn tính cộng thuần để điền vào mục Tổng điểm!
- Điểm thưởng: Là tổng tất cả các điểm cộng gồm Điểm ưu tiên theo Khu vực/Đối tượng + Điểm ưu tiên xét tuyển (diện HSG, KHKT QG và Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế). Nếu có điểm thưởng thì điền không có thì bỏ qua.
- Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ lý do, không thi bỏ qua
- Năm tốt nghiệp: Là năm tốt nghiệp THPT ghi 2 số cuối. Nếu bạn tốt nghiệp THPT năm 2016 thì điền 16
- Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của mình
- Số thẻ HS, SV: Có thể điền theo số thẻ HS, SV của trường THPT nếu có hoặc để trống
- Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ thời gian học tiểu học, trung học cơ sở, THPT.
TRANG 3 + 4: THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH
1. Cha: Thí sinh ghi rõ họ và tên cha, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú
2. Mẹ: Thí sinh ghi rõ họ và tên mẹ, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú
- Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có bỏ qua.
3. Vợ hoặc chồng: Nếu có thì ghi đầy đủ các thông tin, chưa có thì bỏ qua
4. Họ và tên anh chị em ruột: Ghi rõ thông tin họ và tên anh trai, chị gái, em trai, em gái (nếu có) đang làm gì và ở đâu.
- Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Thí sinh cần xin chữ ký của phụ huynh bố hoặc mẹ để xác nhận.
- Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải
- Sau khi điền đầy đủ các thông tin, thí sinh cần đến chính quyền địa phương xã, phường đang cư trú để xác nhận thông tin bằng cách ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu.
Học sinh tiêu biểu là một danh hiệu được dùng để khen thưởng cho những học sinh tiểu học hoàn thành tốt việc học tập và rèn luyện.
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 13 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học (được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học) quy định về việc khen thưởng:
Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận
Theo đó, để đạt được danh hiệu học sinh tiêu biểu thì học sinh phải đáp ứng được cả ba điều kiện:
Được đánh giá kết quả giáo dục với mức Hoàn thành tốt;
Đạt được thành tích xuất sắc ở ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt trong ít nhất một phẩm chất, năng lực;
Như vậy, khác với lúc trước, việc đánh giá cũng như khen thưởng học sinh theo chương trình giáo dục mới không chỉ dựa vào điểm số, kết quả học tập của học sinh mà còn dựa vào nhiều tiêu chí khác như: phẩm chất, năng lực, kết quả giáo dục… Đây là một phương pháp đánh giá khoa học, tiến bộ và toàn diện.