Quy Định Về Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng

Quy Định Về Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng

Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách cũng đang gặp không ít bất cập, cần sớm được tháo gỡ.

Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách cũng đang gặp không ít bất cập, cần sớm được tháo gỡ.

Các loại dịch vụ môi trường rừng mới nhất

Các loại dịch vụ môi trường rừng theo Điều 61 Luật Lâm Nghiệp 2017 như sau:

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.

- Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

- Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

- Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.

Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào?

Thuế và phí môi trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau:

Cùng tìm hiểu về "Phí dịch vụ môi trường là gì? Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào?" qua bài viết dưới đây.

"Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường. Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó. Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn cómục địch hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường".

Có hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó 2 dạng phí dịch vụ môi trường là dịch vụ cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và dịch vụ thu gom chất thải rắn. Đối với một số nước nông nghiệp, dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có chính sách áp dụng phù hợp.

a, Phí dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải

Vấn đề cần quan tâm là mức phí dịch vụ cung cấp nước sạch phải được đặt ra như thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đối tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ. Nội dung của dịch vụ bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố.

Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước sạch có khác nhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương đối chung, đó là: Tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (trừ chi phí xây dựng cơ bản). Mức phí có thể gồm hai thành phần: Mức cơ bản cộng với một khoản dịch vụ để điều tiết chi phí của dịch vụ.

Mức phí cơ bản là khoản chi phí cơ bản cho việc cung cấp một đơn vị nước sạch đủ để xử lý lượng nước thải phát sinh khi các hộ gia đình sử dụng một đơn vị nước sạch đó.

Mức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành cung cấp nước sạch và xử lý nước thải. ë đây, người ta căn cứ vào mức độ tiêu thụ nước sạch để có thể xây dựng các trạm cố định hoặc chuyển tiếp xử lý nước thải để chi phí xử lý nước thải là thấp nhất, tránh tác động tiêu cực đến giá dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải.

b, Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải

Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương mại, kể cả chất thải đô thị độc hại. Dịch vụ liên quan đến chất thải rắn sẽ có tác dụng tích cực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phat triển kinh tế. Chính vì thế việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển xử lý vừa gián tiếp khuyến khích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.

Việc xác định mức phí của dịch vụ môi trường có thể thuận lợi khi cân nhắc, phân tích các chi phí cần thiết và dựa trên trọng lượng hoặc thể tích của rác thải.

Nếu tiếp cận theo khối lượng rác thải thì các hộ gia đình phải có thùng đựng rác riêng đặt ở một vị trí cố định và việc trả phí phải hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở khối lượng rác thải sản sinh ra hàng ngày hoặc hàng tuần.

Còn một cách tiếp cận khác là theo số lượng người trong một gia đình, căn cứ vào số người, ví dụ 3 người một suất phí dịch vụ môi trường v.v... để xác định mức phí dịch vụ môi trường phải nộp. Theo cách này có thể không được công bằng nhưng thuận lợi hơn, tuy nhiên không khuyến khích được các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.

Hiểu thế nào về ký quỹ môi trường?

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.

Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp.

Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.

*Trích từ cuốn sách "200 câu hỏi/đáp về Môi trường"

Chủ biên: PGS.TS Trương Mạnh Tiến

Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Điều 62 Luật Lâm Nghiệp 2017 như sau:

- Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm Nghiệp 2017 và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 Luật Lâm Nghiệp 2017.

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

- Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.

- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

- Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Các đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng

Các đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng theo Điều 63 Luật Lâm Nghiệp 2017 như sau:

* Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

- Chủ rừng được quy định tại Điều 8 Luật Lâm Nghiệp 2017;

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;

- Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.

* Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:

- Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;

- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;

- Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;

- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;

- Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

* Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

- Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.

* Việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau:

- Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng;

- Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng;

- Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng;

- Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

(PLO)- Cử tri TP Cần Thơ đề nghị làm rõ các loại phí, trong đó có tiền dịch vụ môi trường rừng trong giấy báo tiền nước sinh hoạt hàng tháng của hộ gia đình, cá nhân.

Ngày 13-11, trả lời báo Pháp Luật TP.HCM, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết việc thu tiền dịch vụ môi trường rừng được Công ty CP Cấp, thoát nước Cần Thơ và các đơn vị cấp nước trên địa bàn TP Cần Thơ thực hiện thu theo Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP từ năm 2019, thời điểm giá nước theo Quyết định số 04/2019 của UBND TP (Quy định giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị và khu vực nông thôn).

Tiền dịch vụ môi trường rừng thời điểm đó được các đơn vị cấp nước cơ cấu vào giá thành sản xuất trong phương án giá nước nên không thể hiện thành mục riêng trên hóa đơn tiền nước.

Đến năm 2024, trên cơ sở thống nhất của cơ quan quản lý nhà nước, khi xây dựng phương án giá nước mới thì tách các khoản thuế, phí… mà các đơn vị cung cấp nước thu nộp hộ ra khỏi giá thành, trong đó có tiền dịch vụ môi trường rừng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

Mục đích của việc này là để thuận lợi cho việc hạch toán, rõ ràng trong việc đánh giá chi phí và các khoản thu nộp hộ theo sản lượng nước tiêu thụ (tiền dịch vụ môi trường rừng là 52 đồng/m3 nước tiêu thụ).

Do vậy tiền dịch vụ môi trường rừng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được thể hiện thành hai mục riêng trên hóa đơn tiền nước.

Đối với tiền dịch vụ môi trường rừng được các công ty cấp nước thu hộ và nộp 100% về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, có hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng, và hàng quý, Công ty CP Cấp, thoát nước Cần Thơ đều nộp tiền về quỹ này…

Trước đó, tại cuộc tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu HĐND TP Cần Thơ và quận Ninh Kiều ngày 31-10 vừa qua tại UBND phường An Bình, cử tri Phạm Phi Thường phản ánh, phiếu thu tiền nước (sinh hoạt) có mấy mục không hiểu và đề nghị được làm rõ.

Cụ thể, ngoài mục tiền nước ra thì có thuế 5%, phí bảo vệ môi trường 10%, tiền dịch vụ môi trường rừng là 52 đồng/m3...

Trao đổi với phóng viên PLO, ông Nguyễn Tùng Nguyên – Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp, thoát nước Cần Thơ cho biết trong cơ cấu giá thành nước, ngoài chi phí sản xuất nước cố định được đưa vào giá thì còn thêm các chi phí như thuế giá trị gia tăng 5%, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 10%, ngoài ra còn phí dịch vụ môi trường rừng.

Trong đó, theo bảng giá nước UBND TP Cần Thơ ban hành (tháng 2-2024) đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng trong hóa đơn thì công ty tách riêng loại thuế này ra chứ không phải thu trùng.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 10% là thu theo quy định tại Nghị định 53/2020.

Phí dịch vụ môi trường rừng thu theo quy định của Điều 63, Luật Lâm nghiệp; Điều 57, Nghị định 156/2018 (quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp) và Quyết định 186/2024 của Bộ NN&PTNT (về việc công bố diện tích rừng thuộc các lưu vực làm cơ sở thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng).

Theo Quyết định 186, Công ty CP Cấp, thoát nước Cần Thơ có các nhà máy đều nằm trong lưu vực An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, trong đó hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp có rừng.

Theo quy định nêu trên, phí dịch vụ môi trường rừng thu theo mỗi m3 nước sử dụng đối với tất cả các đối tượng, cụ thể là 52 đồng/m3. Chi phí này công ty thu hộ và nộp tất cả về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam tại Hà Nội.

Theo ông Nguyên, khi xây dựng phương án về giá nước thì bên tài chính chỉ yêu cầu công ty tập hợp các chi phí trong việc sản xuất nước sạch, còn các loại phí bảo vệ môi trường, dịch vụ môi trường rừng thì tách ra. Về phía doanh nghiệp thấy tách ra nhưng vậy cũng phù hợp…

“Công ty chỉ thu hộ chứ không hưởng và cũng không tự ý thu. Việc thu phí này của công ty không chỉ bên Sở Tài chính mà các sở, ngành, thuế, kiểm toán giám sát rất chặt, nếu công ty thu sai thì các cơ quan giám sát biết ngay” – ông Nguyên cho hay.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PLO thì quy định tại Điều 63, Luật Lâm nghiệp; các Điều 57, 59, Nghị định 156/2018 (hướng dẫn Luật Lâm nghiệp) thì đối tượng thu tiền dịch vụ môi trường rừng là cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch. Và Luật cũng như Nghị định nói trên không đề cập đến hộ dân sử dụng nước sạch.

Phóng viên nêu câu hỏi về căn cứ pháp lý để Công ty CP Cấp, thoát nước Cần Thơ thu tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cá nhân, hộ gia đình sử dụng nước sạch thì được Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ trả lời như trên.