Phương Pháp Học Giúp Nhớ Lâu

Phương Pháp Học Giúp Nhớ Lâu

Bài viết này sẽ giới thiệu một phương pháp học đã ra đời khá lâu, và được kiểm chứng về tính hiệu quả và không khó để áp dụng để nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn khi học tập và đọc sách đó là Kỹ thuật Feynman.

Bài viết này sẽ giới thiệu một phương pháp học đã ra đời khá lâu, và được kiểm chứng về tính hiệu quả và không khó để áp dụng để nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn khi học tập và đọc sách đó là Kỹ thuật Feynman.

Bước 3: Xác định những lỗ hổng kiến thức

Đối với bước này, việc phát hiện và rà soát kỹ lưỡng những vấn đề còn nhầm lẫn hay bỏ sót là hết sức quan trọng. Liệu các ý tưởng, khía cạnh vừa đưa ra đã thực sự gãy gọn, rõ ràng vào thấu đáo hay chưa?

Tiếp theo là dành thời gian quay lại và tìm hiểu lại các tài liệu học tập, đặc biệt chú ý tới những phần chưa hiểu. Lấp đầy những khoảng trống kiến thức là một cách để mở rộng vốn hiểu biết của bản thân.

Thực tế cho thấy, khi con người học càng nhiều thì năng lực tiếp thu càng tăng lên.

Tại sao kĩ thuật Feynman lại hiệu quả?

Richard Feynman được mệnh danh là “Người giải thích vĩ đại”. Bởi dù các quá trình nghiên cứu vật lý có phức tạp đến mấy, ông đều có thể giải thích một cách đơn giản đến mức một đứa trẻ học lớp 6 cũng có thể hiểu được.

Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn không thể giải thích một cách đơn giản thì bạn chưa hiểu đủ rõ”.

Cơ sở của kỹ thuật Feynman nằm ở những lời giải thích dễ hiểu, đơn giản – đây chính là sức mạnh và tính hiệu quả của công thức trên.

Theo các nghiên cứu, giảng dạy là hướng hiệu quả nhất để tiếp nhận và đưa thông tin vào trong tâm trí. Ngoài ra, đây cũng là một cách để kiểm tra người học có nhớ được nội dung, kiến thức hay không.

Phương pháp học trên giúp con người ghi nhớ thông tin bằng việc sử dụng các khái niệm liên kết và xây dựng. Người học phải sàng lọc, sắp xếp, diễn đạt rõ ràng thông tin bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất và chú ý tới những thiếu sót trong lời giải thích của mình.

Mỗi bước trong chu trình có thể khiến ta phải đối mặt với nhiều kiến thức mới và khó hiểu, tìm hiểu – nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu và giải thích lại bằng vốn từ vựng của bản thân.

Tại sao con người thường mau quên những gì vừa tiếp thu?

Nhiều người thắc mắc rằng tại sao dành hàng giờ để nghe giảng, đọc tài liệu,.. nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, mọi thông tin vừa nạp vào đầu đã biến mất.

Tuy nhiên, mọi người thường nhầm lẫn rằng chỉ cần đọc, xem hay nghe thì thông tin đã trở thành của họ.

Điều này hoàn toàn không đúng bởi lý thuyết chỉ ra rằng: bộ não con người có cơ chế tự động sàng lọc và loại bỏ bớt những thông tin không cần thiết để tránh sự kích thích quá mức.

Vì vậy, việc quên béng hết những nội dung, thông tin vừa tiếp nhận từ bài giảng, sách báo,… là điều không tránh khỏi.

Mortimer Adler đã nói rõ điều đó khi ông viết: “Nếu người nào đó nói rằng: tôi biết tôi đang nghĩ gì, nhưng lại không thể diễn đạt nó ra, thì người đó thực sự chẳng biết mình đang nghĩ gì”.

Dale Carnegie từng nói kiến thức không phải là sức mạnh nếu nó không được áp dụng. Và để áp dụng những gì bạn đã đọc, trước tiên bạn phải nhớ những gì bạn đã đọc.

Vì vậy, để học, chúng ta cần phải tự mình suy nghĩ.” Khi đọc một cuốn sách mà không dừng lại để suy ngẫm, phân tích thì thông tin cũng chỉ là thông tin, sẽ không đúc kết và áp dụng được điều gì.

Kỹ thuật Feynman là một phương pháp được nghiên cứu bởi Richard Feynman, hỗ trợ người học thúc đẩy quá trình học tập, đồng thời giúp hiểu sâu và ghi nhớ những kiến thức lâu hơn.

Tỷ phú Bill Gates là một trong những người áp dụng thành công cách học trên và tới mức đã đặt cho Feynman cái tên: “Người thầy vĩ đại nhất mà tôi từng có”.

Richard Phillips Feynman (1918-1988) là nhà khoa học, giáo dục người Mỹ gốc Do Thái, từng nhận giải Nobel về Vật lý vào năm 1965. Đam mê, hết mình và trung thực tuyệt đối là những cụm từ miêu tả về vị thiên tài này.

Không chỉ là một là nhà vật lý học lỗi lạc, ông còn được nhiều người biết tới bởi công thức học tập hiệu quả, thông minh của mình – và sau này được biết tới với cái tên : “Kỹ thuật Feynman”.

Kĩ thuật Feynman là chu trình bao gồm 4 bước, thường được sử dụng trong việc những lý thuyết khó nhằn, ghi nhớ các văn bản tài liệu. Những lợi ích lớn khi áp dụng phương pháp này vào quá trình học tập có thể kể tới như:

Một số phương pháp học có thể áp dụng cùng “Kĩ thuật Feynman”:

Một người được coi là “học hiệu quả” là khi họ biết cách kết hợp các phương pháp với nhau một cách tối ưu, hợp lý hơn là chỉ sử dụng độc nhất một cách học. Vì vậy, để tăng tính hiệu quả cho “Kỹ thuật Feynman”,  người học có thể cân nhắc một vài công thức sau:

Kỹ thuật Feynman là một cách tuyệt vời để biến tri thức tinh hoa của nhân loại từ sách thành kiến thức được hiểu biết của riêng bạn. Đó là một cách để chia nhỏ các ý tưởng và định nghĩa lại chúng.

Túm lại, Kỹ thuật Feynman là một phương pháp đơn giản, thích hợp cho việc ghi nhớ hay hiểu sâu những nội dung các môn học. Đồng thời, người học có thể áp dụng chúng vào việc học tập khi nghe giảng trên lớp cũng như khi đọc sách, giúp khả năng ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức của bạn cải thiện rõ rệt theo thời gian

- Bạn có đang gặp khó khăn trong việc học tập?

- Kiến thức không áp dụng được vào thực tế?

- Cảm thấy nhàm chán và chán nản với phương pháp học tập truyền thống?

Đừng lo lắng! Cuốn sách "Phương Pháp Học Tập Feynman" sẽ là chìa khóa giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trên và chinh phục mọi mục tiêu học tập.

Phương Pháp Học Tập Feynman là gì?

Đây là phương pháp học tập độc đáo được sáng tạo bởi nhà vật lý vĩ đại Richard Feynman. Phương pháp này giúp bạn học tập hiệu quả hơn bằng cách:

- Chuyển đổi kiến thức thành ngôn ngữ đơn giản: Giải thích kiến thức một cách dễ hiểu cho người khác giúp bạn hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn.

- Tập trung vào ứng dụng thực tế: Phương pháp này hướng đến việc học để sử dụng, giúp bạn áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả.

- Kích thích tư duy sáng tạo: Quá trình "xuất khẩu" kiến thức thúc đẩy bộ não liên tưởng và sáng tạo, giúp bạn phát triển tư duy độc lập.

Waka xin trân trọng giới thiệu Phương pháp học tập Feynman!

Người học nên học theo trình tự cơ bản đến nâng cao, lấy ví dụ đi kèm, sử dụng sơ đồ tư duy… để nhớ ngữ pháp tiếng Anh lâu hơn.

Theo đại diện Trung tâm Anh ngữ Dol English, nguyên nhân dẫn đến việc khó tiếp thu kiến thức ngữ pháp là do tiếp cận ngẫu nhiên. Ví dụ, khi học về 12 thì trong tiếng Anh, học sinh thường cố gắng học thuộc công thức, thay vì hiểu bản chất. Đồng thời, phương pháp học truyền thống như học thuộc, làm bài tập điền vào chỗ trống có gợi ý cũng không hoạt động hiệu quả. Do đó, đơn vị gợi ý 7 phương pháp sau để học sâu, nhớ lâu hơn:

Thay vì áp đặt bản thân phải tiếp nhận một lượng lớn ngữ pháp cùng một lúc, người học có thể chia nó thành các phần nhỏ hơn. Bắt đầu với ngữ pháp cơ bản như danh từ, động từ, tính từ và dần chuyển sang những cấu trúc phức tạp hơn như câu điều kiện phức tạp hay các điểm ngữ pháp nâng cao khác. Điều này giúp việc học trở nên có hệ thống và dễ dàng tiếp thu hơn.

Khi học ngữ pháp, học sinh cần chú trọng vào các quy tắc, công thức, đồng thời, hiểu rõ cách sử dụng trong các tình huống thực tế. Mỗi cấu trúc ngữ pháp nên được minh họa thông qua các ví dụ cụ thể hoặc tốt hơn là tạo ra nhiều ví dụ mẫu (Template sentence) để linh hoạt áp dụng vào nhiều tình huống khác nhau.

Ví dụ, khi học về cấu trúc câu cảm thán trong tiếng Anh, người học có thể tham khảo ba mẫu câu dưới đây:

What an expensive house! (Thật là một ngôi nhà đắt tiền!)

What a cute puppy! (Thật là một con chó con dễ thương!)

What an interesting novel! (Thật là một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn!)

Ba mẫu câu này có điểm chung chính là đều bắt đầu bằng "What + a/an + Tính từ". Những danh từ "house", "puppy", "novel" thuộc nhóm danh từ đếm được. Từ đó, người học dễ dàng đưa ra được cấu trúc chung cho dạng câu này như sau: "What + a/an + tính từ + danh từ đếm được".

Sử dụng sơ đồ tư duy (mind map)

Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức ngữ pháp là một phương pháp hiệu quả cho hầu hết đối tượng học ngoại ngữ. Mind map giúp người học tổ chức thông tin ngữ pháp theo hệ thống, làm cho quy tắc và cấu trúc trở nên dễ theo dõi, từ đó, nhớ lâu hơn.

Một tiết học tại Dol English. Ảnh: Dol English

Thay vì chỉ tập trung vào việc học quy tắc ngữ pháp, người học nên tiếp cận lượng kiến thức lớn này một cách tự nhiên. Phương pháp luyện nghe thông qua podcast tiếng Anh, đọc những mẩu chuyện nhỏ trong lĩnh vực bản thân quan tâm sẽ giúp người học nắm bắt cách sử dụng ngữ pháp trong ngữ cảnh thực tế. Điều này cũng giúp học sinh hiểu rõ và sử dụng ngữ pháp tự nhiên hơn theo thời gian.

Kết hợp học ngữ pháp với các kỹ năng khác nhau như nghe, nói, đọc và viết cũng là một chiến lược hiệu quả để ghi nhớ kiến thức. Khi tiếp cận ngữ pháp, người học có thể sử dụng flashcards, trò chơi từ vựng, và ứng dụng học tập để tạo trải nghiệm học tập hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc nghe những bài hát tiếng Anh hoặc xem phim và chương trình truyền hình sẽ giúp học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ tự nhiên, từ đó, nhớ lâu hơn.

Làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh là một phương pháp hiệu quả để kiểm tra và củng cố kiến thức đã học. Người học nên dành thời gian hàng ngày để thực hiện các bài tập như điền từ vào chỗ trống, xây dựng câu...

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham gia các hoạt động nhóm học tập để phát triển kỹ năng giao tiếp và áp dụng ngữ pháp vào tình huống thực tế. Khi tham gia vào các buổi học nhóm, câu lạc bộ tiếng Anh hoặc các sự kiện văn hóa, người học có thêm cơ hội để trao đổi và thực hành ngữ pháp.

Viết tiếng Anh là một cách hữu ích để cải thiện kỹ năng ngữ pháp. Người học có thể bắt đầu bằng cách viết nhật ký hàng ngày bằng tiếng Anh hoặc viết bài luận về các chủ đề bản thân quan tâm. Khi viết, các bạn nên chú ý đến cách sử dụng các cấu trúc câu, từ vựng và tự kiểm tra bằng cách sử dụng các ứng dụng kiểm tra ngữ pháp trực tuyến hoặc các bài kiểm tra trên sách giáo khoa.

Để giúp người học thực hiện các phương pháp trên, Dol English ra mắt Dol Grammar với nội dung giải thích hệ thống lý thuyết rõ ràng, áp dụng linh hoạt qua bài tập thực hành. Trang cũng có kho bài tập ngữ pháp tiếng Anh, tính năng theo dõi tiến độ cá nhân và giao diện trực tuyến thân thiện. Đơn vị thực hiện các tính năng này để giúp quá trình học tập của người dùng linh hoạt và cá nhân hóa hơn.