Du lịch là một ngành có sức ảnh hưởng lớn góp phần quan trọng trong nền kinh tế và văn hóa toàn cầu. Vậy bạn có biết ngành du lịch là gì? Vai trò của ngành du lịch như thế nào? Trong bài viết này, ezCloud sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên một cách chính xác nhất.
Du lịch là một ngành có sức ảnh hưởng lớn góp phần quan trọng trong nền kinh tế và văn hóa toàn cầu. Vậy bạn có biết ngành du lịch là gì? Vai trò của ngành du lịch như thế nào? Trong bài viết này, ezCloud sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên một cách chính xác nhất.
Du lịch là ngành nghề chưa bao giờ hết hot. Sau đây, ezCloud sẽ bật mí cho bạn top 5 các vị trí công việc được quan tâm nhất trong ngành du lịch:
Điều hành tour du lịch là một vị trí vô cùng quan trọng. Thông thường, bạn phải đảm nhận vai trò trong việc lập kế hoạch, thiết kế và tổ chức các chương trình du lịch. Do đó, việc nắm vững thông tin về các điểm đến, các hoạt động du lịch, mong muốn của khách hàng là điều không thể thiếu. Ngoài ra, họ cũng phải chắc chắn rằng tất cả các dịch vụ được cung cấp đều đúng hẹn và đạt chất lượng cao. Trong đó bao gồm cả từ vận chuyển đến lưu trú và các hoạt động giải trí. Mặt khác , vị trí này còn có trách nhiệm quản lý ngân sách cho các chương trình du lịch. Cụ thể gồm có việc xác định chi phí, lập dự toán, theo dõi chi tiêu và báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện một số nhiệm vụ khác như tương tác với khách hàng, giải quyết vấn đề phát sinh,…
Vị trí nhân viên Marketing du lịch đóng vai trò chủ chốt trong việc quảng bá và tiếp thị các dịch vụ du lịch. Cụ thể, họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường. Trong đó bao gồm các xu hướng, nhu cầu của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Từ các thông tin này, nhân viên marketing du lịch sẽ đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Các chiến lược này có thể được triển khai thông qua các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo truyền thống, sự kiện, … Ngoài ra, vị trí này còn phải biết cách tạo ra nội dung quảng cáo hấp dẫn và thu hút khách hàng. Bao gồm viết bài blog, bài viết trên mạng xã hội, email marketing. Hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Sau mỗi chiến dịch tiếp thị, họ phải đánh giá hiệu quả bằng cách phân tích dữ liệu. Cũng như các phản hồi từ khách hàng. Qua đó đảm bảo rằng các chiến lược tiếp thị đang hoạt động hiệu quả. Hoặc bổ sung các điều chỉnh nếu cần thiết.
Hướng dẫn viên du lịch là người chịu trách nhiệm dẫn dắt và hướng dẫn du khách trong các chuyến tham quan và tour du lịch. Họ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin về các điểm đến du lịch. Đồng thời còn giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử,… của địa phương đó. Ngoài ra, họ cũng cần phải lập kế hoạch lịch trình và các hoạt động cho du khách. Đặc biệt trong suốt chuyến đi, hướng dẫn viên chịu trách nhiệm dẫn dắt du khách. Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn về các điểm đến và hoạt động. Ngoài ra, hướng dẫn viên phải có khả năng giải quyết các tình huống một cách nhanh chóng, hiệu quả khi có vấn đề phát sinh. Qua đó nhằm đảm bảo sự an toàn và hài lòng tuyệt đối cho du khách. Không chỉ vậy, kỹ năng giao tiếp tốt là điều không thể thiếu nếu muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Bởi kỹ năng này sẽ giúp bạn tương tác với du khách một cách dễ dàng và hiệu quả.
Nhân viên lễ tân là người làm việc tại các cơ sở lưu trú. Ví dụ như khách sạn, khu resort, nhà nghỉ hoặc căn hộ dịch vụ. Vị trí công việc này có trách nhiệm chào đón và hỗ trợ khách hàng trong quá trình lưu trú. Nhân viên lễ tân có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một ấn tượng tốt và chuyên nghiệp. Cũng như cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Bởi họ là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi họ đến cơ sở lưu trú. Họ phải chào đón khách một cách nhiệt tình, thân thiện và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, nhân viên lễ tân phải kiểm tra thông tin đặt phòng của khách, xác nhận thông tin cá nhân và yêu cầu đặc biệt của họ. Trong quá trình khách lưu trú, vị trí này có nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng trong cung cấp hướng dẫn về các dịch vụ và tiện ích của cơ sở lưu trú. Cũng như giải đáp các câu hỏi hoặc yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp có sự cố hoặc khiếu nại từ khách hàng, nhân viên lễ tân phải xử lý vấn đề một cách linh hoạt và chuyên nghiệp.
Đây là những công việc phổ biến trong dịch vụ lưu trú và ăn uống tại nhà hàng, quán bar, khách sạn và resort. Nhiệm vụ chính của vị trí này là phục vụ các món ăn, đồ uống cho khách hàng. Cũng như dọn dẹp, sắp xếp bàn ghế, buồng phòng và các khu vực công cộng khác. Để làm được công việc này, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp, lịch sự trong khi tương tác với khách hàng. Bên cạnh đó, sự tỉ mỉ và cẩn thận là yếu tố không thể thiếu khi phục vụ. Đặc biệt, nhân viên phục vụ cần có sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong xử lý tình huống. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường là một yêu cầu bắt buộc. Bạn cần chắc chắn rằng mọi dịch vụ được cung cấp đều đảm bảo vệ sinh. Mặt khác để hoàn thành công việc một cách hiệu quả, bạn cũng cần có sức khỏe tốt. Cũng như chịu được áp lực cao của công việc.
Khi xem xét về mức lương trong ngành du lịch, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm vị trí công việc, yêu cầu năng lực của doanh nghiệp và tần suất làm việc. Do đó, mức lương sẽ có sự biến động tùy theo từng trường hợp cụ thể. Hiện nay, mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành du lịch thường dao động như sau:
Đặc biệt đối với các vị trí trực tiếp phục vụ khách hàng thường sẽ có thêm khoản tiền tip từ khách hàng. Điển hình như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ ,… Các vị trí khác cũng thường được hưởng các khoản thưởng, hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm từ doanh số. Vì vậy, nguồn thu nhập của nhân sự trong ngành du lịch thường được đánh giá ở mức khá cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về ngành du lịch mà ezCloud muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng với bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ khái niệm ngành du lịch là gì. Đồng thời biết thêm được nhiều thông tin bổ ích về các vị trí công việc trong ngành du lịch. Nếu bạn thấy nội dung này bổ ích thì đừng quên ghé qua chuyên mục Kiến Thức Chung để đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo.
Cứ tưởng du lịch là một ngành khai thác kinh tế sạch nhất, nên trước đây nó từng được gọi là “nền công nghiệp không khói”.
Càng lúc các quốc gia mạnh về du lịch càng thấy rằng, ngành du lịch sẽ không xứng đáng được mang cái “tên thánh” ấy khi ngành này phát triển rộng hơn nhờ thế giới tối đa và tối ưu hóa phương tiện chuyên chở, nhà hàng khách sạn và đa dạng hóa các điểm tham quan dã ngoại v.v...
Khái niệm du lịch “bền vững”, “có trách nhiệm”, du lịch “sạch” xuất phát từ đó và trở thành một lời kêu gọi thống thiết từ những nhà quản lý, công ty cũng như khách du lịch có ý thức bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn môi sinh cho chính cộng đồng con người và sinh vật ngay trên khu vực khai thác du lịch.
Thật ra, chưa ai tính được tốn kém chi phí làm sạch lại môi trường và tái tạo môi sinh trong một vùng du lịch đã được khai thác bằng những con số kế toán cụ thể. Nhưng điều rõ ràng là một địa điểm du lịch quá dơ bẩn và mất vệ sinh như vung vãi bao nylon, các túi chai đựng thực phẩm và kể cả thức ăn thừa... thường khó thu hút lại khách tham quan.
Không như các ngành công nghiệp khai khoáng hay các công trình thủy điện, khu vực ảnh hưởng của chúng lúc hoạt động khá hạn hẹp ngay từ lúc khởi công đến khi vào vận hành, ngành du lịch ngày nay đang chịu sức ép khai thác kinh tế trên diện rộng mà nguồn thu nhập của ngành lại chính là tiền bạc từ trong túi của đối tượng khai thác là khách du lịch.
Chính vì vậy, nếu không bền bỉ kêu gọi “thượng đế” để mong được sự thông cảm và hỗ trợ của họ, và nếu như gặp phải sự vô tâm, vô cảm của chính công ty khai thác mà chỉ chạy theo đồng tiền và lợi nhuận... thì không mấy chốc các khu du lịch, những danh lam đẹp như mơ trở thành các núi rác, lại là ổ dịch bệnh cho dân cư trong vùng.
Phát triển du lịch bằng mọi giá hay chỉ tính trên cơ số kim ngạch để đạt kế hoạch kinh doanh của ngành du lịch của một nước hay một vùng nào đó mà không cân nhắc, cân đối giữa rủi ro gặp phải và yếu tố bù đắp, đôi khi dân chúng phải vì bát cơm mà mua chén thuốc.
Thật ra, khối lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của ngành du lịch là vô bờ bến chứ không như điều trước đây thường được nghe nói “ngành công nghiệp không khói” với hàm ý là ngành khai thác kiếm tiền không bụi bẩn, không đốt rừng phá núi... như nhiều người lầm tưởng.
Một cơ quan quản lý du lịch Pháp đưa ra các con số “tiêu hao” cho các hoạt động khai thác du lịch. Rất bất ngờ vì chúng không hề thua kém các ngành công nghiệp “có khói” khác.
Khối lượng tiêu thụ nước ngọt cho từng hành khách, tắm rửa, ăn uống, nước sử dụng cho các hồ tắm, tưới cỏ các sân golf được tính là 440 lít/ngày/đầu người.
Để thỏa mãn các hoạt động du lịch có liên quan, các nhà tổ chức tour phải động chân động tay để khai thác khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, đất, rừng, đất ngập nước, động vật hoang dã và cảnh quan... Hệ quả là phải phá rừng vô tôi vạ, gây nên hiện tượng xói mòn đất, lũ quét, đất chuồi... Nếu được quy ra thành chất đốt, củi sinh hoạt phải tốn đến 4-5 kg củi đốt nấu nướng và sưởi ấm/ngày/khách dã ngoại.
Tuy có tiếng là loại hình công nghiệp không khói, ngành du lịch phải sử dụng các phương tiện vận chuyển, xả thải gồm khói (máy bay), nước (tàu thủy), các chất rắn và lỏng, các sản phẩm thuộc dầu và dư lượng hóa chất còn quá hơn các ngành “có khói”. Giả sử như một tàu thủy du lịch xuyên đại dương xả chừng 7.000 tấn chất thải mỗi năm.
Nếu như tính 60% lượng hành khách đi máy bay là người đi du lịch, thì khói thải của ngành hàng không cũng nên được chia công bằng cho ngành du lịch. Đó là chưa nói đến sự hao mòn, tàn phá các vùng ngập mặn, các rạn san hô, các bãi biển nhường dần cho những công trình đô thị phục vụ du lịch...
Chỉ trừ một số công ty “ăn xổi ở thì”, nếu như các doanh nghiệp không tham gia vào các chương trình du lịch bền vững một cách chủ động và kịp thời, thì chính họ sẽ làm nghèo và xấu đi vùng khai thác du lịch, mà hệ quả là đẩy nhanh quá trình làm “tái nghèo” nơi đã từng hy sinh làm “con bò sữa” cho mình mà có khi doanh nghiệp du lịch phải dẹp tiệm vì khách sẽ không muốn lai vãng, mua tour của công ty “vô trách nhiệm” ấy nữa.
Gọi du lịch là ngành công nghiệp vì một số nước có điều kiện tốt và chính sách phù hợp đã phát triển ngành dịch vụ du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia chẳng kém gì các ngành công nghiệp với các nhà máy. Hiện nay, mỗi năm tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch dịch vụ trong GDP của tất cả các nước đều có xu hướng gia tăng.
Du lịch như một ngành công nghiệp không khói vì du lịch là một ngành ít gây ô nhiễm môi trường, không thải ra khói công nghiệp trong quá trình hoạt động như các nhà máy và các khu công nghiệp.