CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————
Phần thông tin của người soạn đơn:
Tôi tên là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Sinh năm: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Hiện đang cư trú tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Nếu là tổ chức, trình bày nội dung thông tin như sau:
Ghi đầy đủ tên Công ty theo GPĐKKD
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Ghi theo thông tin GPĐKKD
Trụ sở chính: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Ông: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Chức vụ: Ghi theo chức vụ hiện tại của người làm đơn
(Trình bày về lý do được bồi thường về đất)
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
– Thông tin ghi trong mẫu đơn càng chi tiết, càng chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
– Nội dung sự việc nên trình bày theo hướng sự việc nào diễn ra trước trình bày trước, sự việc nào diễn ra sau trình bày sau. Nên trình bày theo từ quá khứ đến hiện tại. Nên trình bày ngắn gọn, tách ý rõ ràng để người tiếp nhận đơn dễ dàng nắm bắt nội dung.
– Cung cấp thông tin người làm đơn và sự việc trình báo càng chi tiết càng tốt. Người làm đơn cần ghi chính xác các thông tin của mình theo các giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân, căn cước công dân và hộ khẩu. Việc ghi thông tin này rất quan trọng, bởi đó là cơ sở để cơ quan công an xác định được họ đang cần giải quyết vấn đề cho ai, liên lạc bằng cách nào. Người làm đơn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai gian dối thông tin cá nhân của mình.
– Trường hợp muốn nộp đơn nặc danh (ẩn danh) phải trình bày rõ nguyên nhân để được hướng dẫn xử lý thỏa đáng.
Mẫu đơn kiến nghị, đề nghị gửi công an là mẫu văn bản áp dụng trong trường hợp một công dân muốn trình báo một hành vi vi phạm hoặc xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình đối với cơ quan công an để xử lý giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan công an giải quyết đơn tố giác mà mình đã nộp trước đó.
Bạn có thể làm đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an được soạn gửi tới cơ quan công an có thẩm quyền khi:
Bạn có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân…
Bạn cần phản ánh về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
Bạn nhận thấy quy định hành chính không hợp pháp.
Bạn nhận thấy sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
Bạn nhận thấy quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Bạn nhận thấy những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
Bạn nhận thấy sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
Hoặc là khi bạn cần đề nghị giải quyết các vụ việc cụ thể. Vụ việc được yêu cầu giải quyết thường là vụ việc mà người viết đơn có vai trò là bị hại, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc những chủ thể đại diện cho những người này.
Theo quy định của pháp luật khi bạn muốn làm đơn để kiến nghị, đề nghị công an giải quyết các vấn đề liên quan đến tội phạm trong xã hội hoặc là khi bạn phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội, thì bạn nên trình báo tại cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra.
Tuy nhiên, để việc phát hiện và xử lý tội phạm được thực hiện triệt để, Điều 145 Bộ luật này quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm các cơ quan như là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Theo đó, bạn hoàn toàn có thể gửi đơn tới công an viện kiểm sát các cấp, các địa phương. . Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích cũng các căn cứ pháp lý như trên có thể thấy người dân hoàn toàn có quyền được làm đơn kiến nghị, đơn đề nghị gửi tới các cơ quan công an có thẩm quyền để ý kiến, hoặc yêu cầu cơ quan công an giải quyết các nội dung sự việc liên quan đến tội phạm trong xã hội, những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, quản lý nhà nước hoặc các vấn đề về an sinh xã hội. Khi soạn thảo đơn kiến nghị, đơn đề nghị gửi cơ quan công an người dân cần lưu ý về thẩm quyền của nơi tiếp nhận đơn kiến nghị, đơn đề nghị đó của mình và việc trình bày nội dung cũng như hình thức đơn phải rõ ràng, mạch lạc và sử dụng ngôn từ dễ hiểu nhất.
Nội dung Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an thường bao gồm các nội dung như:
+ Kính gửi: Cơ quan công an cụ thể (thường là cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết).
-Thông tin người làm đơn: Họ và tên;Năm sinh;Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;Địa chỉ đăng ký thường trú;Địa chỉ liên hệ;Số điện thoại liên lạc.
phần cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và người làm đơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu.
Người làm đơn phải ký tên, ghi rõ họ tên
Việc soạn thảo đơn kiến nghị, đơn đề nghị gửi cơ quan điều tra tưởng chừng đơn giản nhưng lại gặp nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý. Khi bạn soạn thảo đơn kiến nghị, đơn đề nghị gửi cơ quan công an thì bạn buộc phải nắm được những quy định của pháp luạt về thẩm quyền giải quyết, những nội dung sự việc thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Bên cạnh đó, việc trình bày hình thức đơn cũng rất quan trọng, từ các thông tin cá nhân của người gửi đơn cho đến nội dung mà bạn kiến nghị, đề nghị phải được trình bày bày một cách rõ ràng, câu từ dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích để khi cơ quan tiếp nhận đơn đọc đơn của bạn sẽ dễ hình dung được nội dung kiến nghị của bạn và giải quyết. Nếu bạn trình bày đơn kiến nghị, đề nghị một nội dung sự việc nào đó với cơ quan công an mà các thông tin lẫn lộn, hình thức lung tung, nội dung không rõ ràng thì việc bị trả lại đơn là điều hiển nhiên. Bởi vậy, khi soạn thảo đơn kiến nghị, đơn đề nghị gửi cơ quan công an bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
Ở phần “Kính gửi” đề tên cơ quan tiếp nhận đơn. Tùy thuộc vào nội dung mà bạn muốn kiến nghị, đề nghị thì bạn phải ghi tên cơ quan tiếp nhận cho chính xác. Phải ghi rõ là cơ quan công an nào chứ không ghi chung chung. Ví dụ là gửi cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan, cơ quan công an huyện X, hoặc là phòng cảnh sát điều tra tội phạm ma túy….. Bạn có thể tham khảo cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo về tội phạm được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC;
Ở phần “v/v ( về việc)” bạn cần ghi rõ tên hành vi bị yêu cầu là gì, chẳng hạn: yêu cầu xem xét hành vi Cố ý gây thương tích, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…;
Sau đó là phần thông tin cá nhân của người gửi đơn kiến nghị, đơn đề nghị: Bạn cần ghi chính xác các thông tin của mình theo các giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân, căn cước công dân và hộ khẩu. Việc ghi thông tin này rất quan trọng, bởi đó là cơ sở để cơ quan công an xác định được họ đang cần giải quyết vấn đề cho ai, liên lạc bằng cách nào. Bạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai gian dối thông tin cá nhân của mình.
Ở phần “Nội dung yêu cầu” ở mục này bạn cần nêu vắn tắt diễn biến sự việc, mô tả hành vi trái pháp luật, xác định cơ sở pháp lý được sử dụng để giải quyết sự việc. Phần này nên trình bày ngắn gọn, tách ý rõ ràng để người tiếp nhận đơn dễ dàng nắm bắt nội dung;
Ở phần “ Tài liệu gửi kèm theo” bạn ghi đầy đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh nội dung sự việc mà bạn trình bày ở trên là có căn cứ, bạn có trách nhiệm gửi kèm theo đơn những tài liệu, chứng cứ như: biên lai, hóa đơn, chứng từ kế toán hợp lệ, thiết bị chứa tệp tin ghi âm hoặc hình ảnh, lời khai có xác thực của nhân chứng…để cơ quan công an dễ dàng thực hiện việc điều tra.
Sau đó bạn ký và ghi rõ họ tên của mình, Trường hợp bạn là người muốn kiến nghị, đề nghị nhưng bạn không biết chữ phải nhờ người viết đơn thì ở phần mục này lưu ý là phải ký tên của người kiến nghị, đề nghị chứ không phải là người được nhờ soạn đơn đề nghị, kiến nghị đó hộ bạn.