GS.TS.NGƯT Nguyễn Viết Thịnh đã dành tuổi thanh xuân của mình để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, dành gần trọn cuộc đời để học tập, rèn luyện, nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho sự nghiệp khoa học và giáo dục địa lí của đất nước, cho sự phát triển của Khoa Địa lí và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
GS.TS.NGƯT Nguyễn Viết Thịnh đã dành tuổi thanh xuân của mình để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, dành gần trọn cuộc đời để học tập, rèn luyện, nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho sự nghiệp khoa học và giáo dục địa lí của đất nước, cho sự phát triển của Khoa Địa lí và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
VietTimes -- HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa chấp thuận đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Đình Thắng, thống nhất bầu ông Huỳnh Ngọc Huy - Thành viên Hội đồng Quản trị giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ III (2018 – 2023) kể từ ngày 30/12/2019.
Theo nguồn tin từ LienVietPostBank, tại cuộc họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) định kỳ tháng 12/2019, HĐQT đã thông qua Đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của Ông Nguyễn Đình Thắng theo nguyện vọng cá nhân.
Đồng thời, HĐQT nhà băng này thống nhất bầu Ông Huỳnh Ngọc Huy - Thành viên Hội đồng Quản trị giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ III (2018 – 2023) kể từ ngày 30/12/2019.
Được biết, ông Huỳnh Ngọc Huy sinh năm 1966, là Thạc sỹ ngành tài chính Học viện Toulon Var (Pháp), Kỹ sư Tin học Đại học Carleton, Canada, có kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bất động sản… Từ năm 2010 – 2015, ông Huy đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán Liên Việt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt. Từ năm 2016 đến nay, ông Huy là Thành viên HĐQT LienVietPostBank.
Ông Nguyễn Đình Thắng – người thường được biết đến với tên gọi Thắng “Hồng Cơ”, giữ chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank từ cuối tháng 3/2018, thay thế cho ông Nguyễn Đức Hưởng.
Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, ông Thắng từng kinh qua rất nhiều vị trí chủ chốt tại nhiều các doanh nghiệp, có thể kể đến như: Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Công nghệ Hồng Cơ; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ Viễn thông Việt Nhất (VNCTC); Chủ tịch HĐQTV Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Đan Phong; Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Liên Việt; Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Trường Thọ; Phó Chủ tịch HĐQT CTCP HQT Việt Nam; Chủ tịch CTCP Nông nghiệp Xanh 3 LỢI; Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghiệp Vinh; Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Vùng đất mới.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đình Thắng còn tích cực tham gia và giữ cương vị ở nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, như Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam.
Sau khi gia nhập LienVietPostBank vào năm 2008, ông Thắng để lại dấu ấn sâu đậm khi là người chỉ đạo trực tiếp xây dựng và phát triển Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt Ví Việt) – sản phẩm thanh toán online mang tính đột phá của LPB.
Dự án được tham vọng làm tiền đề để xây dựng để phát triển thành ngân hàng số trong tương lai. Ví Việt được đánh giá là quyết định khá khác biệt và táo bạo khi hầu hết các ngân hàng hiện nay đều bắt tay với fintech để ra mắt ví điện tử.
Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đình Thắng, LienVietPostBank đã có những kết quả kinh doanh rất tích cực.
Kết thúc năm 2019, tổng tài sản LienVietPostBank dự kiến đạt trên 200.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay thị trường I đạt trên 140.000 tỷ đồng, huy động vốn từ thị trường I đạt trên 165.000 tỷ đồng.
Các hoạt động thu phí dịch vụ tiếp tục có những chuyển biến khởi sắc tích cực, dự kiến đạt trên 550 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2018 nhờ không ngừng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mới, triển khai nhiều chương trình thúc đẩy hỗ trợ bán hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, qua đó nâng cao tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng thu nhập.
Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế năm 2019 dự kiến vượt mốc 2.000 tỷ đồng, đây là mức cao nhất kể từ ngày thành lập Ngân hàng đến nay.
Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng, LienVietPostbank cũng có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển mạng lưới.
Trong năm 2019, LienVietPostBank đã hoàn thành đưa vào khai trương hoạt động thêm 148 Phòng Giao dịch, nâng tổng số Chi nhánh, Phòng Giao dịch lên gần 540 điểm, là ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Trong tổng số 729 ứng viên giáo sư, phó giáo sư vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố năm 2024, ứng viên giáo sư trẻ nhất là 38 tuổi và 1 ứng viên phó giáo sư trẻ nhất là 32 tuổi.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 729 ứng viên được đề xuất công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 của các Hội đồng giáo sư ngành/liên ngành. Trong đó, công khai danh sách 673 ứng viên được đề xuất từ 26/28 Hội đồng giáo sư ngành/liên ngành. Hai ngành không công khai ứng viên là Hội đồng giáo sư ngành Khoa học Quân sự và ngành Khoa học An ninh.
Theo Hội đồng Giáo sư Nhà nước, từ ngày 31/8-27/9, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Từ ngày 21/10-31/10, Hội đồng Giáo sư Nhà nước họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay.
Năm nay, ứng viên Giáo sư trẻ nhất năm nay là PGS.TS Trần Quốc Trung, Trường đại học Ngoại thương tại TP.HCM, sinh năm 1986 (38 tuổi).
Ông Trung sinh tại Quảng Nam, hiện là Phó giám đốc cơ sở II, Trường đại học Ngoại thương tại TP.HCM.
Ông Trung nhận bằng đại học vào năm 2008, ngành kinh tế tại Trường Đại học Ngoại thương.
Năm 2011 và 2012, ông liên tiếp nhận hai bằng thạc sĩ, một của ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương và một của ngành luật, kinh tế và quản lý của Trường Đại học Lille 2 của Cộng hòa Pháp.
Năm 2017, ông Trung nhận bằng tiến sĩ của Trường Đại học Lille 2.
Năm 2020, khi chỉ mới 34 tuổi, ông Trung được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư.
Quá trình công tác, từ khi ra trường đến nay ông Trần Quốc Trung làm việc tại Trường Đại học Ngoại thương. Hiện tại, ông Trung giữ chức Phó giám đốc cơ sở 2, Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM.
Hai hướng nghiên cứu của PGS.TS Trần Quốc Trung gồm quản trị tài chính, quản trị công ty và quản trị rủi ro doanh nghiệp dưới tác động của môi trường kinh doanh; kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.
Đến nay, PGS.TS Trần Quốc Trung đã công bố 64 bài báo khoa học, trong đó 32 bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín, 31 bài đăng trên các tạp chí trong nước, 1 bài đăng trên tạp chí quốc tế xuất bản trực tuyến.
Trước đó, ông Trung có nhiều năm liên tiếp được bình chọn Nhà giáo trẻ tiêu biểu của TP.HCM; là Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2016.
Ứng viên Phó giáo sư trẻ nhất (32 tuổi) là TS. Đỗ Quang Lộc sinh năm 1992, hiện công tác tại Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
TS. Lộc sinh tại Lạng Sơn và công tác tại Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2014. Từ năm 2023, ông được bổ nhiệm là Phó trưởng bộ môn Vật lý Vô tuyến, Khoa Vật lý, Trường đại học Khoa học Tự nhiên. Trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ, ông Lộc có 14 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Sau khi có bằng tiến sĩ, ông Lộc có 48 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế.
TS. Lộc từng đạt giải nhì môn Vật lý kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2009-2010, danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2021. Ứng viên này đã có 58 bài báo khoa học, trong đó 24 báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín (ISI, Scopus).
Trong danh sách các ứng viên xét duyệt năm nay, ngành Kinh tế có số lượng ứng viên đông nhất với 108, trong đó 6 ứng viên giáo sư, 102 ứng viên phó giáo sư.
Tiếp đến ngành Y học có 82 ứng viên (6 ứng viên giáo sư, 76 ứng viên phó giáo sư); liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hoá 49 ứng viên (4 ứng viên giáo sư, 45 ứng viên phó giáo sư).
Trong khi đó, một số hội đồng lại có lượng ứng viên rất thấp như Luyện kim 6 ứng viên (1 giáo sư, 6 phó giáo sư); liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học 5 ứng viên (1 phó giáo sư, 4 phó giáo sư).