Điều Kiện Quân Nhân Chuyên Nghiệp Phục Viên

Điều Kiện Quân Nhân Chuyên Nghiệp Phục Viên

Phục viên là một trong những hình thức thôi phục vụ tại ngũ áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp. Là việc một quân nhân chuyên nghiệp xin ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015.

Phục viên là một trong những hình thức thôi phục vụ tại ngũ áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp. Là việc một quân nhân chuyên nghiệp xin ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015.

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về quân nhân

Sự khác nhau giữa sĩ quan, bộ đội và quân nhân là gì? Quân nhân tại ngũ là gì?  Nữ có thể trở thành quân nhân hay không? là những câu hỏi thường gặp về quân nhân. Câu trả lời cho các thắc mắc này như sau:

Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp:

Như vậy, để trở thành quân nhân chuyên nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

(1) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

(2) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

Quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2, 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015:

Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân và được tuyển chọn, tuyển dụng dựa theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Trong đó, theo khoản 3,4 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp gồm có:

Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ: là những quân nhân chuyên nghiệp đang còn phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Quân nhân chuyên nghiệp dự bị: là những công dân Việt Nam có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định pháp luật.

Phân biệt quân nhân, sĩ quan và bộ đội

Để phân biệt quân nhân, sĩ quan và bộ đội, ta có thể dựa trên các tiêu chí sau:

Căn cứ theo Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015

Căn cứ theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi , bổ sung năm 2008

Căn cứ theo Luật Quốc phòng 2018 và Thông tư 148/2018/TT-BQP

Là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân.

Là người được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Là cán bộ thuộc lực lượng vũ trang của quân đội có vị trí nòng cốt và đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như: Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà nước giao.

Cách gọi chung của các bộ phận trong Quân đội nhân dân

Vị trí: Lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.

Chức năng: Bảo đảm thực hiện tốt cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác.

Vị trí: Lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân.

Chức năng: Đảm nhận các vai trò lãnh đạo, quản lý và chỉ huy hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo cho quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ.

Vị trí: Lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân.

Chức năng: Luân sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tổ quốc và thực hiện các công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối Đảng, chính sách nhà nước.

Công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên thuộc đối tượng:

Công dân là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan.

Công dân là hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.

Công dân là công nhân và viên chức quốc phòng.

Có đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội.

Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của một người quân nhân chuyên nghiệp.

Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời.

Có nguyện vọng, mong muốn và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự.

Có đủ điều kiện về sức khỏe, chính trị, văn hóa.

Quân nhân tại ngũ là những người quân nhân còn đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân

Chế độ đối với sĩ quan phục viên:

Tôi là sĩ quan chỉ huy cấp bậc thượng úy. Vì lý do công việc nên muốn phục viên. Nếu vậy tôi sẽ được hưởng những chế độ chính sách gì. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng quy định như sau:

“Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;

b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;

c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.”

Như vậy, đối với sĩ quan được phục viên về địa phương thì sẽ được hưởng các chế độ như sau:

– Được hưởng trợ cấp về việc làm

– Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, mỗi năm công tác bằng 1 tháng tiền lương

– Được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật

Do bạn không cung cấp cụ thể thông tin cá nhân nên chúng tôi không thể tính chính xác được những khoản mà bạn có thể nhận được sau phục viên. Vì vậy, bạn hãy đối chiếu những điều luật trên để áp dụng cho trường hợp của mình.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:

Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Quân nhân chuyên nghiệp gồm có: Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ và Quân nhân chuyên nghiệp dự bị.

Quân nhân chuyên nghiệp là gì? Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp là gì? (Hình từ Internet)