TPO - TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng gọi học trò là con trong trường học chẳng có gì là sai.
TPO - TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng gọi học trò là con trong trường học chẳng có gì là sai.
Dưới đây là một số cụm từ vựng tiếng Anh liên quan tới chủ đề gia đình, bao gồm: vợ chồng tiếng Anh là gì, cô, chú, cháu trai, cháu gái trong tiếng Anh... bạn có thể tham khảo thêm để củng cố vốn từ của mình.
- Anh trai trong tiếng Anh: Brother.- Em trai trong tiếng Anh là Younger Brother, Little Brother hoặc Borther đều được.- Chị gái trong tiếng Anh: Sister.- Em gái trong tiếng Anh: Sister hoặc Younger sister.
Toàn bộ từ vựng về chủ đề gia đình trong tiếng Anh sẽ được tổng hợp qua bảng dưới đây, mời bạn đọc tham khảo, ghi nhớ.
Như vậy, quan hệ chị gái, em gái trong tiếng Anh thường sử dụng chung từ Sister còn quan hệ anh trai, em trai tỏng tiếng Anh thường sử dụng từ Brother.
Với giải đáp trên, hi vọng bạn đã biết được em gái, chị gái, em trai, anh trai trong tiếng Anh viết là gì, gọi là gì?
https://thuthuat.taimienphi.vn/em-gai-chi-gai-em-trai-anh-trai-trong-tieng-anh-goi-la-gi-viet-nhu-the-nao-35509n.aspx Bên cạnh cách viết tên em trai, em gái, anh trai, chị gái, Taimienphi.vn còn chia sẻ thêm cách viết công ty cổ phần tiếng Anh là gì giúp bạn đọc biết và viết được công ty cổ phần tiếng Anh là gì nhanh chóng và dễ dàng hơn.
TPO - Xuất phát từ một tấm ảnh trên mạng xã hội “Chào mừng các con học sinh trở lại trường học”, một lần nữa lại dấy lên tranh luận thầy cô có nên gọi học sinh là “con”.
Trên trang cá nhân, nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ quan điểm: Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là “con”.
Ông cũng mong Bộ GD&ĐT thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung mà trước hết là nhà trường phổ thông, trong đó điều thiết yếu là giáo viên không gọi (xưng hô) học trò là "con", "các con"; phải gọi là "trò", "các trò", "các em", "các bạn".
"Yêu cầu các phương tiện truyền thông không gọi học trò mọi cấp (từ mẫu giáo đến đại học) là "các con", "con", khuyến khích gọi học sinh là "các bạn". Các viên chức tại các giao tiếp sự vụ và công cộng, phải gọi người dạy học là "giáo viên", "giảng viên", không gọi là "thầy", "cô"; dành riêng cho học trò, người đang đi học cách gọi "thầy giáo", "cô giáo". Khuyến khích học trò các cấp, nhất là sinh viên đại học, xưng "tôi" trước giáo viên, ngay cả trong không gian trường học"- nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân nêu quan điểm.
Gọi “con” không có gì sai, đừng quy kết
Bà Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, thực tế, việc xưng hô "con" hay "em", .... không có cơ quan nào quy định cả, hoàn toàn tùy thuộc vào từng giáo viên và các học sinh. Chủ yếu là từ giáo viên.
Bà Hương cho rằng, khi bà còn giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội, bà thường xưng hô "tôi/các em" với sinh viên chính quy (đi học đúng tuổi nên tuổi tầm 18 - 22) và "tôi/anh, chị" với các học viên tại chức, cao học, từ xa... (những học viên vừa làm vừa học).
Cũng theo bà Hương, đôi khi, có vài sinh viên, theo thói quen từ cấp phổ thông cũng xưng "con" khi trao đổi với bà. Nhưng sau khi thấy cách xưng hô của giảng viên, các bạn ấy đã tự động điều chỉnh lại.
Bà Hương cũng cho biết, trong cơ quan bà, cũng có nhiều các giáo viên/giảng viên xưng hô khác nhau. Như vậy, cùng một sinh viên, việc xưng hô với từng giảng viên cũng khác nhau.
“Do đó, nếu quy kết cách xưng hô ảnh hưởng đến người học là hoàn toàn không đúng. Trong quá trình học, các bạn trẻ sẽ thay đổi cách xưng hô theo phong cách riêng của từng giáo viên trực tiếp giảng dạy họ. Nghĩa là một người học có thể xưng hô nhiều cách khác nhau tùy từng thời điểm với từng giáo viên khác nhau”- bà Hương nêu quan điểm.
Bà Hương cũng cho rằng, việc này vốn dĩ là chuyện nhỏ và theo thói quen của từng giáo viên. Tôi nghĩ, đây là đặc thù của từng nhà giáo, vậy nên không ảnh hưởng gì nhiều đến trẻ. Do vậy, chúng ta cũng nên tôn trọng và để nhà giáo được tự do lựa chọn cách xưng hô. Họ rất cần những sự tôn trọng như thế.
Một giáo viên dạy Hóa của một trường THCS ở Hoài Đức, Hà Nội cho biết, bản thân cô ứng xử với các học sinh khác nhau thì có cách xưng hô khác nhau. Điều này hoàn toàn tự nhiên.
“Ở lớp có học sinh đã từng tức giận bảo sẽ đấm cô thì thử hỏi với học sinh đó thì khó có thể xưng con được. Thế nên, hãy để mọi thứ tự nhiên như vốn có”- giáo viên này chia sẻ.
Theo giáo viên này, việc này là thói quen và không có gì xấu. Tuy nhiên với giáo viên trẻ, vừa ra trường gọi học trò là “con” thì chưa phù hợp.
Trở lại một tấm băng rôn gọi học sinh là “con”, giáo viên này cho rằng nếu người lớn đọc thì có người sẽ không hài lòng, chưa đồng ý. Tuy nhiên đối tượng mà băng rôn hướng đến là các em học sinh.
“Có thể thầy cô dùng từ như vậy để tạo sự thân thiện, gần gũi. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng đây không phải lỗi lầm quá nghiêm trọng nhưng nếu dùng từ "em" sẽ phù hợp hơn”- giáo viên này chia sẻ.
Em Nguyễn Tuấn Anh, một học sinh lớp 9 tại một trường THCS của Hà Nội cho rằng, cách xưng hô chỉ là “bề nổi”. Việc xưng hô với giáo viên/ giảng viên tự học sinh điều chỉnh để phù hợp.
“Em cảm thấy vấn đề này không quá to tát, tự nhiên người ngoài môi trường xen vào trường học để ý kiến làm gì. Em nghĩ đừng nên can thiệp quá mà để thầy cô và chúng em được yên, được gọi xưng hô theo đúng mức độ tình cảm mà không phải sử dụng ngôn từ xấu là được”- học sinh này nêu quan điểm.
Địa điểm được các nam sinh chọn để "hành nghề" là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đoạn ngắn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Hữu Cảnh (TPHCM). Đoạn đường này khá tối và có nhiều cây lớn, mỗi cây đều có một thanh niên đứng cầm túi xách, ăn mặc khá chải chuốt.
Dân chơi thích con trai "đàng hoàng", thế nên ăn mặc thư sinh (quần tây, áo trắng) được ưa chuộng. Tân kể: "Mình là sinh viên năm 3, cũng mới làm "nghề" này ba tháng". Quê Tân ở Long An, lên TPHCM học nên phải tự nuôi sống.
Sự sa ngã vào nghề của Tân bắt đầu bằng lần được rủ đi chơi và kiếm được... tiền. "Một lần tình cờ đi ngang đây, một anh chạy xe theo bắt chuyện và rủ... đi chơi, lần đó được 100.000 đồng, món tiền mà trước đây mình rất khó khăn mới kiếm được. Từ đó, mình quyết định đi làm nghề này".
Cùng tâm sự như Tân, cậu sinh viên tên Khả của ĐH bán công Tôn Đức Thắng tỏ ra dày dạn kinh nghiệm: "Đối tượng mà tụi mình phục vụ là mấy bà sồn sồn thừa tiền, thiếu tình và gay, nhưng chủ yếu vẫn là dân gay. Chỉ cần trả giá được là mình phục vụ. Nhà nghèo nên phải đứng đường thôi".
Tuy nhiên, theo Tân, có nhiều người không phải sinh viên nhưng thấy "làm ăn" được nên cũng đứng ở đây và tự xưng là sinh viên để bắt khách. Không ít người giả dạng sinh viên đứng "bắt khách" có bộ dạng khá ẻo lả. "Dân gay thật đấy. Họ đi làm không chỉ vì tiền mà còn để… thỏa mãn nữa", Tân nói.
Tiếp thị số điện thoại trong nhà... vệ sinh
Bấm điện thoại gọi số 0907533xxx, 0958721xxx, 0908453xxx, ghi được ở nhà vệ sinh ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Kinh tế, ĐH Sư phạm (TPHCM) đều nhận được câu trả lời đầy cảnh giác: "Anh là ai, anh cần gì?". Đang giới thiệu là quản lý cho một công ty, có học thêm trong trường ĐH và thấy số trong nhà vệ sinh... thì đầu bên kia đon đả mời: "Vậy hả, em ở Đà Lạt, anh cứ cho cái hẹn rồi mình đi".
"Mà em có phải là sinh viên không?" Đầu bên kia trả lời chắc nịch: "Em là sinh viên 100%, lừa anh, em chết liền". Tại quán nước gần bờ Kè, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cậu chàng này trông khá bình dân như để chứng minh là sinh viên con nhà nghèo. Nghĩa, tên cậu sinh viên, cho biết đang học năm thứ ba, cũng vì "hoàn cảnh" nên phải...
Sau khi biết ý định của khách là chỉ muốn học hỏi các "chiêu độc" để vào nghề, Nghĩa dường như thất vọng. Tuy nhiên, cậu ta thẳng thắn: "Hổng sao, miễn anh trả đủ tiền cát-sê cho em là được" và đưa ra giá 50.000 đồng.
"Có nhiều lúc mình buồn lắm... Bây giờ mình không còn thấy thích con gái nữa", Tân kể. Theo lời cậu sinh viên này, nhiều "đồng nghiệp" bị mấy tay chơi quỵt tiền vì... không thỏa mãn, hoặc sự khinh bỉ đằng sau những cuộc mây mưa, trụy lạc.
"Lúc hai gã con trai vào một nhà nghỉ nào đó đều phải chịu những cái nhìn ghê tởm của chủ nhà trọ, của những ai vô tình nhìn thấy...", Tân chia sẻ. Tuy nhiên, "cứ bị hoài vậy rồi cũng quen và dần dần mình có cảm giác sống như cái xác không hồn, bị trơ ra".
Còn Nhân buồn bã tâm sự: "Mình từng đứng ở Lý Thường Kiệt, khu phố Tây... Hồi xưa mình cũng làm nghề này khi là sinh viên, nhưng không những không kiếm được tiền ăn học như mách nước của dân chơi mà mình lại còn biến thành... gay. Mình đã nghỉ học nửa chừng khi là sinh viên năm thứ ba".
(* Tên nhân vật đã được thay đổi)