- Cô giới thiệu chủ đề và trò chuyện với trẻ:
- Cô giới thiệu chủ đề và trò chuyện với trẻ:
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh một số nghề và trò chuyện với trẻ
+ Các con vừa quan sát hình ảnh về nghề gì?
- Đúng rồi chúng ta vừa quan sát hình ảnh một số nghề đấy vậy để nhớ đến công ơn của các cô chú bộ đội thì các con phải làm gì?
- Có một bài hát nói về chú bộ đội và để biết chú bộ đội đó làm gì thì cô và các con cùng tìm hiểu nội dung bài hát “Cháu thương chú bộ đội” do nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác nhé.
a. Dạy hát: “Cháu thương chú bộ đội” Sáng tác: Hoàng Văn Yến)
- Cô mời cả lớp hát bài hát: cháu thương chú bộ đội.
- Cô hát cho trẻ nghe: Không nhạc thể hiện cử chỉ điệu bộ
+ Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả?
+ Cô nói nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm yêu thương của các bạn nhỏ với các chú bộ đội. Khi các chú đã rất vất vả bảo vệ hòa bình đất nước. Cho các bạn nhỏ được vui vẻ hát ca.
+ Các bạn vừa được nghe bài hát gì? Do nhạc sỹ nào sáng tác?
+ Bài hát có giai điệu như thế nào. (Bài hát với giai điệu bài hát nhẹ nhàng, tình cảm).
- Cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần kết hợp với nhạc.
- Cô mời từng tổ hát kết hợp với nhạc.
- Cô mời nhóm trẻ hát kết hợp với nhạc.
- Cá nhân trẻ hát kết hợp với nhạc.
- Động viên trẻ hát, sửa sai cho trẻ.
- Cô mời cả lớp hát lại một lần nữa.
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các chú bộ đội.
b. Nghe hát “Chú bộ đội” Nhạc và lời: Hoàng Hà
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Chú bộ đội” và đoán xem đó là bài hát gì?
- Đó chính là bài hát “Chú bộ đội” do nhạc sỹ Hoàng Hà sáng tác, bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát này nhé.
- Cô hát không nhạc kết hợp cử chỉ, điệu bộ phù hợp.
+ Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
+ Bài hát do nhạc sỹ nào sáng tác?
=> Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát “Chú bộ đội” ca ngợi hình ảnh chú bộ đội vai mang súng, mũ cài ngôi sao rất oai phong, anh dũng hành quân, luôn sẵn sàng bảo vệ quê hương, canh giữ hòa bình.
- Cô hát kết hợp múa minh họa cùng nhạc.
- Cho trẻ nghe ca sỹ hát, khuyến khích trẻ hưởng ứng biểu diễn cùng cô.
c. Trò chơi âm nhạc “Âm thanh to nhỏ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Trước khi chơi cô cho trẻ tập nghe cường độ âm thanh: Cô xướng âm “la” to và âm “la” nhỏ và giải thích cho trẻ biết: Như thế nào là phát ra âm thanh to, như thế nào là phát ra âm thanh nhỏ.Cô tiến hành cho trẻ chơi, cô mời 1 hoặc 2 trẻ khá lên cùng chơi với cô. Sau khi giới thiệu tên, côvà trẻ chơi với nhau, cô điều khiển người chơi xướng âm “la”.(Cô xướng âm to, bạn B xướng âm nhỏ, bạn C xướng âm vừa).Các con lắng nghe và nói đúng cô, bạn nào xướng âm to, nhỏ, vừa. Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ tự xướng âm, to nhỏ theo hiệu lệnh của cô. Ví dụ: cô hô to thì trẻ sẽ xướng âm to.
- Luật chơi: Bạn nào đoán không đúng sẽ phải hát 1 bài.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Cô nhận xét tiết học và giáo dục nhẹ nhàng.
- Cô và trẻ cùng hát 1 lần bài hát: “Cháu thương chú bộ đội”.